Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động đóng cho người lao động nhằm nhằm bảo đảm một phần ổn định đời sống của những người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Dưới đây là những thông tin về bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp là gì mà bạn đọc cần biết để bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp là gì?

Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp là gì?
Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp là gì?

Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp hay có tên đầy đủ là hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế độ mà người sử dụng lao động bắt buộc đóng cho người lao động nhằm đảm bảo một phần đời sống của lao động nếu họ gặp những rủi ro tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. Cụ thể như sau:

Tai nạn lao động:

  • Bị tai nạn ở nơi làm việc và đồng thời trong giờ làm việc;
  • Bị tai nạn lao động ngoài nơi làm việc hay ngoài giờ làm việc (trong khi thực hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng lao động)
  • Bị tai nạn trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm (trên khoảng thời gian và trên tuyến đường hợp lý);
  • Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn.
Xem thêm  Lãi suất ngân hàng TP BANK tiếp tục tăng trong tháng 11

Bệnh nghề nghiệp:

  • Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc ở môi trường hay nghề có yếu tố độc hại;
  • Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh.

Đối tượng tham gia

Theo điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15-5-2016 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật An toàn – Vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp bắt buộc đã quy định chi tiết đối tượng áp dụng, cụ thể:

  • Cán bộ, viên chức, công chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng thuộc đối tượng tham gia BH TNLĐ – BNN bắt buộc, bao gồm:
  • CBCCVC theo quy định pháp luật về CBCCVC.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, hạ sĩ quan; Chiến sĩ quân đội nhân dân, hạ sĩ quan; Công an, học viên quân đội, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
  • Công nhân công an, công nhân quốc phòng, người làm những công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Không bao gồm NLĐ là người giúp việc gia đình;
  • Người quản lý doanh nghiệp (DN), người quản lý điều hành HTX có hưởng tiền lương.
  • Người sử dụng lao động theo quy định ở Khoản 3 Điều 2 Luật BHXH.
  • Người lao động đã nghỉ hưu hay không còn làm việc trong những nghề hay công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.
  • Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm TNLĐ – BNN.
Xem thêm  Lãi suất ngân hàng VP Bank cao nhất lên tới 7.7%
Quy định đối tượng tham gia Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp
Quy định đối tượng tham gia Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp

Hồ sơ hưởng, thời gian giải quyết

Hồ sơ hưởng bảo hiểm

Tai nạn lao động

Hồ sơ bao gồm:

  • Sổ gốc bảo hiểm xã hội.
  • Biên bản hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động
  • Giấy ra viện hay trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn lao động với trường hợp nội trú.
  • Biên bản giám định suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu

Bệnh nghề nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

  • Sổ gốc bảo hiểm xã hội.
  • Giấy ra viện hay trích sao hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
  • Biên bản giám định suy giảm khả năng lao động giám định y khoa; nếu bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn nghề nghiệp thì thay bằng giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn nghề nghiệp.
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu.

Thời gian giải quyết

  • Đơn vị nộp hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ – BNN trong thời gian 30 ngày sau khi sự việc xảy ra
  • Thời gian bảo hiểm giải quyết trong 10 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ, trường hợp không giải quyết phải có lý do.

Trên đây là những thông tin về bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp là gì và một số vấn đề liên quan mà chúng tôi muốn mang tới cho bạn đọc. Hy vọng bạn đọc hiểu và nắm rõ những quy định này.

Xem thêm  Giá cổ phiếu Tài chính Điện lực: Sự đầu tư khôn ngoan