Trong thời gian gần đây bảo hiểm thất nghiệp đã và đang giúp người lao động chia sẻ gánh nặng tài chính trong lúc thất nghiệp, đang tìm kiếm việc làm. Vậy bảo hiểm thất nghiệp là gì và những thông tin liên quan tới bảo hiểm thất nghiệp sẽ được chúng tôi đề cập tới trong bài viết dưới đây.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Trong tình hình khó khăn sau dịch covid vừa qua, bảo hiểm thất nghiệp được coi là phao cứu sinh đã giải quyết không ít khó khăn cho rất nhiều người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp là hình thức bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề, duy trì hay tìm kiếm việc làm dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo quy định ở Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động có nghĩa vụ tham gia loại hình bảo hiểm này.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng

Tại Điều 57 Luật Việc làm năm 2013, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mỗi tháng của người lao động và người sử dụng lao động xác định như sau:

Người lao động phải đóng 1%trên tiền lương tháng.

Người sử dụng lao động đóng 1% trên quỹ tiền lương hàng tháng của những người lao động đang tham gia.

Trong đó, tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:

  • Đối với người lao động theo chế độ tiền lương được Nhà nước quy định:

Mức lương đóng BHTN tối đa là 20 tháng lương cơ sở

  • Đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động thanh toán:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?

Hồ sơ tham gia Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Hồ sơ tham gia Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo quy định tại  Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu có sẵn
  • Bản chính hay bản sao có chứng thực của một trong những giấy tờ sau:
  • Hợp đồng lao động hết hạn hay đã hoàn thành công việc.
  • Giấy tờ chứng minh việc chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Quyết định thôi việc hoặc sa thải.
  • Quyết định kỷ luật buộc phải thôi việc.
  • Thông báo hay thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc.
  • Xác nhận của người sử dụng lao động có nội dung cụ thể về thông tin người lao động; loại hợp đồng đã ký; lý do và thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sự việc doanh nghiệp hay hợp tác xã giải thể, phá sản hay quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức đối với những chức danh được bổ nhiệm khi người lao động là người quản lý doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.
  • Sổ bảo hiểm xã hội.

Trên bài viết này là thông tin chi tiết về bảo hiểm thất nghiệp là gì đồng thời mức đóng cũng như hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp mà bạn đọc cần biết. Hy vọng bạn đọc có thể hiểu và nắm được những kiến thức cần thiết này.