Bao nhiêu năm chốt bảo hiểm xã hội và thủ tục để chốt bảo hiểm có khó khăn không. Đây chính là những quyền lợi cơ bản, mà mọi người lao động cần phải nắm kỹ để đảm bảo quyền lợi cho mình. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng millcovearea.org, tìm hiểu những thông tin chính xác nhất về bảo hiểm xã hội nhé.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Hiện nay, trong tất cả các nội dung có liên quan đến bảo hiểm xã hội (viết tắt là BHXH) đã được quy định cụ thể ở trong Luật BHXH năm 2014 và nhiều văn bản khác. Trong khoản 1, thuộc Điều 3 của Luật BHXH năm 2014 thì BHXH được hiểu như sau:
BHXH là một sự bảo đảm để thay thế, hoặc là bù đắp vào một phần của thu nhập người lao động, nếu họ bị giảm thu nhập, mất thu nhập vì thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết, dựa trên cơ sở người lao động đóng vào quỹ của BHXH.

Tất cả những chế độ về BHXH đều đã được Nhà nước tổ chức đồng thời đảm bảo thực hiện đúng pháp luật để đảm bảo cho đời sống của những người tham gia.
Những ai được quyền tham gia vào bảo hiểm xã hội?
Những người lao động là công dân của Việt Nam được tham gia vào BHXH bắt buộc gồm:
Những người làm việc có hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn/theo mùa vụ hoặc là theo công việc có thời hạn từ 03 – dưới 12 tháng .Bao gồm cả hợp đồng lao động ký giữa người sử dụng lao động và người đại diện của người dưới 15 tuổi dựa trên quy định luật pháp.
- Người có hợp đồng lao động từ 1- dưới 3 tháng;
- Công chức, cán bộ, viên chức;
- Công nhân công an, công nhân quốc phòng, hoặc những người công tác khác ở các tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, các hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, những hạ sĩ quan nghiệp vụ, người làm những công tác cơ yếu được hưởng lương giống như với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, các chiến sĩ quân đội nhân dân; các hạ sĩ quan, những chiến sĩ công an nhân dân có thời hạn phục vụ; học viên trong quân đội, công an, các cơ yếu theo học và hưởng sinh hoạt phí;
- Những người làm việc ở nước ngoài dựa trên hợp đồng được quy định ở Luật NLĐ Việt Nam;
- Những người quản lý của doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã được hưởng lương;
- Người hoạt động ở xã, phường, thị trấn không chuyên trách.
Người lao động là công dân nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, cũng được tham gia BHXH nếu như có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, và kèm theo hợp đồng lao động xác định/không xác định thời hạn.

Tuy nhiên, nếu người lao động nước ngoài nằm trong các trường hợp sau thì sẽ không phải tham gia BHXH bắt buộc:
- Người lao động nước ngoài đang di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và là nhà quản lý, chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam, người di chuyển tạm thời ở nội bộ doanh nghiệp thành hiện diện thương mại ở lãnh thổ Việt Nam đã được tuyển dụng ít nhất 12 tháng.
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động
Bao nhiêu năm chốt bảo hiểm xã hội?
Theo quy định ở Khoản 4, thuộc Điều 8 của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP cấp ngày 20/11/2014 thuộc Chính phủ, người lao động phải đủ 20 năm đóng BHXH thì mới đủ điều kiện để hưởng được chế độ hưu trí.
Thủ tục chốt sổ BHXH có dễ không?

Thủ tục để chốt sổ BHXH được thực hiện sau khi đơn vị đã báo giảm thành công, và trình tự chốt sổ sẽ thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để chốt sổ bảo hiểm, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ nào? Để tiến hành chốt sổ, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- 01 phiếu giao nhận hồ sơ mẫu 103, kèm kê khai tất cả những giấy tờ đi kèm hồ sơ.
- 01 mẫu D02-TS kê khai những người cần chốt sổ Bảo hiểm.
- Sổ BHXH của người lao động.
- 01 Bản sao giấy chấm dứt hợp đồng lao động/giấy quyết định thôi việc/giấy chứng minh doanh nghiệp chuyển địa chỉ.
- Mẫu TK01-TS để kê khai thông tin muốn thay đổi nếu người lao động cần điều chỉnh thông tin.
- Thẻ Bảo hiểm Y còn thời hạn sử dụng của người lao động.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH
Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi giấy tờ qua bưu điện, ngoài ra có thể nộp online qua mạng cho Cơ quan BHXH.
Căn cứ tại Khoản 2, thuộc Điều 47 Bộ luật lao động vào năm 2012, thì trong 7 ngày kể từ lúc chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải báo giảm cho người lao động. Sau khi có kết quả báo giảm trả về thì doanh nghiệp chốt sổ BHXH. Thời gian này có thể kéo dài hơn trong những trường hợp đặc biệt nhưng không vượt quá 30 ngày.
Bài viết đã trả lời cho bạn cụ thể thông tin về bao nhiêu năm chốt bảo hiểm xã hội và thủ tục, hồ sơ cần có để chốt BHXH. Bạn có thể chọn nộp trực tiếp, gửi bưu điện qua hình thức online rất đơn giản, dễ dàng.