Thời gian gần đây khái niệm bất động sản đóng băng đang dần trở nên rầm rộ trong giới BĐS. Bất động sản đóng băng sẽ xuất hiện khi có hiện tượng số lượng giao dịch giảm mạnh trong khoảng thời gian kéo dài làm cho giá giao dịch cũng đi xuống Vậy bản chất của BĐS đóng băng là gì? Cùng tìm hiểu Bất động sản đóng băng là gì qua bài viết này nhé!

Bất động sản đóng băng là gì?

Là các giao dịch nhà đất trên thị trường bị giảm về số lượng lẫn quy mô và giá, thị trường không có sự xuất hiện của giao dịch đầu tư và đầu cơ mà chỉ còn các giao dịch nhà ở thực. Bất động sản đóng băng sẽ xuất hiện qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn thứ 1: Thị trường nhà đất sẽ giảm giá khi đóng băng và các nhà đầu tư sẽ đổ tiền đầu tư theo hạ tầng khiến thị trường BĐS sẽ nóng lên.

Giai đoạn thứ 2: Trải qua giai đoạn 1 thị trường sẽ có nguy cơ bong bóng, nguồn vốn và dòng vốn sẽ được Chính Phủ hạn chế dẫn đến giá bất động sản giảm.

Giai đoạn thứ 3: Bất động sản có giá giảm thì nhà đầu tư sẽ có kỳ vọng sinh lời thấp xuống và sẽ xảy ra hiện tượng giảm giao dịch.

Giai đoạn thứ 4: Khi các nhà đầu tư giảm giao dịch thì thị trường BĐS sẽ đóng băng.

Bất động sản đóng băng là gì?
Bất động sản đóng băng là gì?

Khái niệm về sốt đất và sốt đất ảo

Sốt đất là gì?

Sốt đất chỉ về quá trình bất thường của BĐS trên phạm vi rộng hoặc nhỏ trong phạm vi ngắn. Bản chất của sốt đất là giá nhà đất đẩy lên cao hơn so với giá mặt bằng thực tế. Lượng mua và bán diễn ra liên tục trong quá trình sốt đất, mức giá được đẩy cao theo từng ngày, từng giờ.

Sốt đất ảo là gì?

Được hiểu là sự gia tăng giá đất trên diện rộng, có mức tăng đột biến trong thời gian ngắn nhưng nhu cầu sử dụng đất không có thật. Trong đó người mua chủ yếu sẽ là giới đầu cơ nhưng không không có mục đích để ở hay kinh doanh…Tâm lý đám đông sẽ làm mặt bằng giá đất liên tục tăng dẫn đến xuất hiện nhu cầu ảo.

Bất động sản đóng băng có những biểu hiện nào?

Biểu hiện của thị trường BĐS đóng băng:

Giảm giá đột ngột: Thị trường sẽ bị thoái vốn từ các nhà đầu tư và sẽ có hiện tượng bán lỗ giá sẽ bị giảm đột ngột.

Nhà đầu tư và đầu cơ rút khỏi thị trường: Lợi nhuận thấp liên tiếp vì vậy nhà đầu tư sẽ rút vốn khỏi thị trường.

Hạn chế nguồn cung và cầu bất động sản: Căn hộ và đất nền sẽ là mặt hàng của các nhà đầu tư cung cấp trên thị trường BĐS, khi thị trường có nguy cơ hạ nhiệt, chính phủ sẽ siết nguồn cung lại nhằm hạn chế những rủi ro.

Các dòng vốn ngưng chảy vào thị trường: Dòng vốn từ ngân hàng bị chặn nhà đầu tư sẽ không được hưởng lợi nhuận từ lãi suất do đó giá bất động sản sẽ theo đó mà giảm xuống.

Số lượng giao dịch liên tục giảm mạnh: Khi giới đầu tư rút khỏi thị trường sẽ bị mất một lượng lớn các giao dịch kéo theo các giao dịch giảm.

Biểu hiện của bất động sản đóng băng?
Biểu hiện của bất động sản đóng băng?

Nguyên nhân khiến bất động sản đóng băng

Do nhu cầu người dân giảm mạnh

Giá bất động sản tại nước ta ở mức quá cao so với mức thu nhập thực tế của người dân dẫn đến nhu cầu giảm. Khi giá cao thì quy luật nhu cầu giảm mạnh sẽ khiến thị trường BĐS bị đóng băng.

Tâm lý chung của người dân

Nếu giá BĐS cao so với thu nhập thì sẽ tạo nên tâm lý chờ đợi và kỳ vọng giá BĐS xuống trong tương lai. Hoạt động quản lý mua bán BĐS bị Nhà nước siết chặt nên sẽ khiến người dân chờ đợi sau mỗi cơn sốt.

Nhu cầu mua bán đất dự án và căn hộ giảm

Giá đất sẽ được nhà nước điều chỉnh mỗi năm vì vậy khiến cho các dự án tiếp tục gặp khó khăn trong việc đầu tư cho các khu đô thị. Khi nguồn vốn kinh doanh BĐS lớn làm cho tính thanh khoản kém hơn và thị trường giảm nhiệt, sẽ làm cho lợi nhuận kinh doanh BĐS giảm mạnh.

Khi lãi suất tăng làm cho chi phí vay ngân hàng đầu tư và lãi trả ngân hàng tăng lên sẽ làm các nhà đầu tư gặp khó khăn kéo theo người dân cũng không dám vay để mua nhà.

Chu kỳ nền kinh tế

Thực tế nền kinh tế sẽ có chu kỳ 10 năm xảy ra khủng hoảng 1 lần khi đó người dân sẽ tiết kiệm, nguồn đầu tư giảm theo và thị trường bất động sản cũng sẽ giảm.

Chính sách của Nhà nước

Các cơ quan quản lý của Nhà nước sẽ vào cuộc để kiểm soát diễn biến phức tạp của thị trường BĐS, khi đó giá đất sẽ được đưa về giá thực tế, thị trường nhà đất ổn định trở lại.  Để hạn chế tối đa những rủi ro của nguồn vốn từ đất đai chính phủ thường sẽ kiểm soát chặt thị trường cắt nguồn cung, hạn chế giao dịch thứ cấp dẫn đến thị trường sẽ bị đóng băng.

Hy vọng với bài viết này bạn sẽ hiểu khái niệm bất động sản đóng băng là gì. Chúc bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!