Khi đầu tư vào chứng khoán thì việc nắm rõ chỉ số P/B là gì cũng là điều quan trọng mà các nhà đầu tư cần phải nắm rõ. Việc nắm rõ về chỉ số này sẽ giúp việc đầu tư thuận lợi hơn. Để làm rõ về khái niệm này, mọi người hãy theo dõi qua thông tin sau.
Chỉ số P/B là gì?
Chỉ số P/B là gì là thắc mắc của rất nhiều nhà đầu tư mới. Khi tham gia vào đầu tư chứng khoán thì đây là một trong những chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư cần phải nắm rõ và điều này sẽ giúp cho việc đầu tư được thuận lợi hơn.

Chỉ số P/B tiếng Anh là Price to Book Value Ratio hay còn được biết đến là hệ số P/B hay tỷ số P/b. Đây là chỉ số được sử dụng để so sánh giá trị thực tế của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
Hệ số P/B sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: doanh thu, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh, ngành kinh doanh, độ an toàn mặt tài chính và c điều kiện kinh tế vĩ mô như làm phát, lãi suất, GNP…
Hệ số này là một công cụ vô cùng hữu ích để các nhà đầu tư có thể phán đoán cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực hay không. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ đưa ra được quyết định phù hợp.
Ý nghĩa của chỉ số P/B
Đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì chỉ số P/B có ý nghĩa vô cùng quan trọng như sau:
- Hệ số này cho nhà đầu tư biết được giá cổ phiếu cao hay thấp hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp bao nhiêu lần.
- Chỉ số P/B cao có nghĩa thị trường kỳ vọng nhiều vào cổ phiếu này, công ty so thể kinh doanh tốt trong tương lai và nhà đầu tư sẵn sàng bỏ số tiền cao hơn giá trị ghi sổ để sở hữu cổ phiếu đó.
- Với chỉ số P/B thấp có nghĩa là nhà đầu tư cảm thấy doanh nghiệp kinh doanh không khả quan, họ sẽ bỏ ra mức vốn thấp để mua cổ phiếu. Hoặc có thể công ty kinh doanh ngày càng lên khiến giá trị ghi sổ tăng thì lúc này cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị thực.
Cách tính chỉ số P/B
Chỉ số P/B có công thức tính riêng biệt, cụ thể như sau:
“P/B = Giá trị thị trường cổ phiếu/ Giá trị sổ sách của cổ phiếu = Giá trị thị trường của cổ phiếu/ [(Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ phải trả)/ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành]”
- Giá trị ghi sổ của cổ phiếu sẽ được tính bằng công thức (Tổng giá trị tài sản – tài sản vô hình – nợ phải trả)/ số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành.
- Thường giá trị tài sản vô hình không thể hiện ở phần báo cáo tài chính công ty. Do đó, có thể tạm xem:
“Giá trị ghi sổ cổ phiếu = vốn chủ sở hữu/ số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành = (tổng giá trị tài sản – nợ phải trả)/ Số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành”
- Giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên gần nhất.
Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt và hợp lý?

Không có bất kỳ giá trị nào cụ thể để biết được chỉ số P/B như thế nào là tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư có kinh nghiệm cho rằng các doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao, cổ phiếu mang lại thu nhập ổn định thì chỉ số P/B càng cao càng tốt. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không hướng về chất lượng thì chỉ số P/B không cần quá cao.
Đối với các nhà đầu tư mới, chỉ dựa vào chỉ số P/B để đầu tư thì nên lựa chọn các doanh nghiệp có P/B nhỏ hơn 1.5. Như vậy, mức độ rủi ro sẽ được giảm đáng kể khi doanh nghiệp gặp phải biến độ thị trường. Các doanh nghiệp có P/B thấp thường là những công ty chất lượng, khả năng xoay sở khi gặp rủi ro sẽ ổn định.
Qua các thông tin trên đây, mọi người có thể nắm rõ về chỉ số P/B là gì, cách tính chỉ số P/B như thế nào. Từ đó có thể đầu tư chứng khoán thuận lợi hơn.