Chỉ số PEG là gì? Đây là chỉ số tài chính quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên tìm hiểu và vận dụng vào quá trình đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đã tìm được cơ hội lớn bằng cách tính chỉ số PEG và kết hợp những phương pháp lựa chọn cổ phiếu truyền thống khác. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu chỉ số PEG là gì?
Chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG là chỉ số định giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư xác định các cổ phiếu tiềm năng. Trong đó thì PEG là viết tắt của từ Price Earnings to Growth. Đây là hệ số so sánh giữa chỉ số P/E và EPS.
Cách tính chỉ số PEG
Công thức để tính chỉ số PEG thông thường:
“PEG = P/E / Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G)”
Trong đó:
- P/E là một hệ số giá dựa trên lợi nhuận của cổ phiếu.
- EPS (G) là chỉ số tốc độ tăng thu nhập được tính trên kết quả dự phóng EPS – tốc độ tăng tương lai của ,một cổ phiếu.
Đối với chỉ số PEG điều chỉnh
PEG điều chỉnh = P/E / (Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS + tỷ suất cổ tức Y)
PEG bao nhiêu là tốt? Làm gì khi PEG âm?
PEG bao nhiêu là tốt?

Theo các chuyên gia nhận định, những mã cổ phiếu có chỉ số PEG dao động từ 1 – 1.5 có thể chấp nhận đầu tư nếu mã này của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có ứng dụng công nghệ cao và cung cấp sản phẩm xuyên biên giới.
Làm gì khi PEG âm?
- P/E âm tức phần tử của phép tính âm: Trong trường hợp này thì doanh nghiệp nguy cơ giải thể, phá sản, không có ý nghĩa về mặt kinh tế hoặc định giá.
- EPS (G) âm tức phần mẫu âm: Lợi nhuận tương lai ít hơn hiện tại và quá khứ. Tuy nhiên bạn cần theo dõi chỉ số này trong dài hạn ít nhất 3 năm vì nguyên nhân gây giá trị âm là doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động chưa ổn định, gặp những khó khăn nhất thời, hoặc do biến động kinh tế…
Ý nghĩa PEG trong chứng khoán
Khi PEG > 1
Trường hợp mà bạn đang sở hữu cổ phiếu PEG > 1 nên ưu tiên bán ra chứ không cần mua thêm vào.
Khi PEG = 1
Khi PEG =1 nghĩa là giá cổ phiếu bằng với giá trị thực. Lúc này thì nhà đầu tư đang đánh giá đúng và có hoạt động hợp lý. Lúc này thì bạn không nên mua cũng không cần bán ra.
Khi PEG < 1
Khi PEG<1 thì có nghĩa là khả năng mã cổ phiếu đó đang bị thị trường định giá thấp. Trường hợp này thì nhà đầu tư không kỳ vọng nhiều về mức tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp ở trong tương lai.
Hướng dẫn để tra cứu PEG trong đầu tư
Có 3 cách để tra cứu PEG trong đầu tư đó là:
- Sử dụng công thức tốc độ tăng trưởng trung bình – AAGR hay tăng trưởng kép CAGR để điều chỉnh mức dự phóng tăng trưởng. Từ đó thì EPS cho ra kết quả hợp lý hơn.
- Dùng con số tăng trưởng dự phóng trung bình ngành trên những tài liệu, báo chí và tiến hành điều chỉnh lại dựa theo vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mà bạn đang phân tích.
- Lấy kế hoạch công bố của doanh nghiệp (kế hoạch xây dựng dựa trên lợi nhuận sau thuế, số lượng cổ phiếu được phát hành thêm…) là căn cứ dự phóng EPS.
Những lưu ý cần phải chú ý khi đầu tư
- Cần kết hợp với những thông tin liên quan khác để có được cái nhìn toàn diện.
- Khi tham khảo, đánh giá triển vọng tương lại chất lượng công ty thì chỉ nên dùng chỉ số PEG và số liệu dự phóng. Không nên tự định giá chủ quan dựa theo cá nhân.
- Không nên kỳ vọng nhiều vào tương lai và ra quyết định mua vào số lượng lớn cổ phiếu có PEG cao. Nên chọn phương pháp mau an toàn với kết quả chỉ số PEG vừa phải nhằm giảm rủi ro đầu tư.
Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp cho bạn hiểu được chỉ số PEG là gì trong khi đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu.