Trong báo cáo mới nhất của công ty Nam Kim, cổ phiếu của doanh nghiệp đã có một vài sự thụt giảm về mức giá. Vậy có nên đầu tư cổ phiếu của ông trùm ngành thép trong năm 2023 này hay không? Hãy cùng đánh giá tổng quát về những ưu điểm và nhược điểm của cổ phiếu Nam Kim ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Thông tin tổng quan về công ty Thép Nam Kim
Công ty Thép Nam Kim hay còn được gọi là công ty Cổ phần Thép Nam Kim (NKG) được thành lập vào năm 2002, là một trong ba doanh nghiệp lớn nhất cả nước trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư và sản xuất kim loại, sắt thép. Công ty Thép Nam Kim còn được biết đến với tên gọi khác là Tôn Nam Kim vì tôn mạ thép là sản phẩm nổi tiếng nhất của công ty và cũng là sản phẩm tôn mạ chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài ra, sản phẩm của công ty Nam Kim còn đạt tiêu chuẩn và được xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới.

Hiện nay, công ty NKG đang sở hữu 4 nhà máy với công suất sản xuất là 1 triệu tấn mạ trên 1 năm. Đây là một con số khủng giúp cho Thép Nam Kim đứng ở vị trí thứ 2 trong thị trường ngành thép, chỉ sau ông lớn là Công ty Hoa Sen khoảng 18% sản lượng sản xuất. Dự kiến trong năm tiếp theo, thép Nam Kim sẽ cố gắng để trở thành top 1 thị trường tôn mạ tại Việt Nam.
Tổng giá trị vốn hóa hiện nay của Nam Kim là 3.857 tỷ đồng, chỉ số EPS là -273, chỉ số ROS là -0.54, chỉ số ROEA là -2.26 và chỉ số ROAA là -0.86.
Thông tin chi tiết về cổ phiếu Nam Kim

- Mã cổ phiếu: NKG
- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bằng kim loại, sản xuất sắt, thép, gang; gia công cơ khí.
- Vốn hóa thị trường: 3.857.02 tỷ đồng
- Nơi niêm yết: Sàn HOSE
- Số lượng cổ phiếu Nam Kim phát hành: 3.066.600 cổ phiếu
- Khối lượng cổ phiếu Nam Kim đang lưu hành: 263.277.806 cổ phiếu
- Giá cổ phiếu: Giá sàn hiện tại của cổ phiếu Nam Kim là 13.650 VND trên một cổ phiếu
- Tình hình tài chính: Trong năm 2022, công ty Thép Nam Kim đã đạt tổng doanh thu là 23.071 tỷ đồng, so với năm ngoái thì doanh thu công ty đã giảm khoảng 18%. Về lợi nhuận sau thuế thì trong năm vừa qua, NKG đã chịu lỗ với số tiền là -124.7 tỷ đồng. Theo như được biết thì doanh thu và lợi nhuận của Thép Nam Kim bị giảm do thị trưởng xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, giá vốn tăng.
Ưu điểm và nhược điểm cổ phiếu Nam Kim
Nếu bạn đang phân vân không biết có nên đầu tư cổ phiếu Nam Kim hay không, thì hãy cùng đánh giá chi tiết ưu và nhược điểm về mã cổ phiếu này.
Ưu điểm của cổ phiếu Nam Kim
- Tiềm năng tăng trưởng: NKG là một trong ba công ty sản xuất ngành thép lớn nhất tại Việt Nam, vì thế công ty Nam Kim đã sở hữu một vị trí ưu thế hơn các doanh nghiệp trẻ đang cạnh tranh ở thị trường. Ngoài ra, hiện nay công ty đang trong thời kỳ kinh tế phục hồi, nhu cầu sử dụng kim loại cũng tăng, tình hình tài chính của Nam Kim trở nên ngày càng ổn định hơn.
- Chất lượng sản phẩm: Công ty Nam Kim sử dụng các trang thiết bị được nhập khẩu từ các nước hàng đầu trên thế giới như Đức, Bỉ,… Nguồn nguyên liệu sản xuất của Nam Kim được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhờ đó mà chất lượng sản phẩm của NKG đạt được tiêu chuẩn châu Âu và được nhiều người tin dùng. Chính vì thế, mà công ty Nam Kim luôn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng cũng như các chủ đầu tư góp vốn, khiến cho giá trị cổ phiếu Nam Kim luôn có khả năng tăng trưởng.

- Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp: Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển, công ty Nam Kim có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm, ban lãnh đạo cấp cao với trình độ chuyên môn từ thạc sĩ đến tiến sĩ về ngành cơ khí, tài chính,… giúp cho công ty luôn có những chiến lược kinh tế rõ ràng và nâng cao khả năng phát triển doanh nghiệp.
Nhược điểm
- Cạnh tranh nội địa: Trong năm 2023, nhiều doanh nghiệp bắt đầu tiếp tục các dự án đầu tư xây dựng đang còn dang dở ở những năm trước. Việc này tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành sản xuất sắt, thép phát triển, nhưng bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng tăng cao. Nhiều doanh nghiệp trẻ đang tiến hành sản xuất và kinh doanh thép với số lượng lớn và giá thành nhẹ hơn. Điều này làm mất cân bằng giá cả thị trường và gây áp lực doanh số khá lớn cho công ty Nam Kim.
- Chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia khác: Hiện nay, tình hình khủng hoảng kinh tế và lạm phát toàn cầu đã khiến cho một số nước nhập khẩu sắt thép như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines,.. phải tăng thuế suất của các sản phẩm tôn mạ, ống thép đến từ Việt Nam nhằm bảo toàn và thúc đẩy nền kinh tế sản xuất của nước họ. Vì thế, đây cũng là một thách thức lớn cho doanh nghiệp với các hoạt động xuất khẩu thép trong năm nay.

Cổ phiếu Nam Kim hiện nay vẫn được đánh giá là mã cổ phiếu có nhiều tiềm năng để tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu các bạn đang có suy nghĩ về việc đầu tư cổ phiếu Nam Kim, thì cũng cần phải cân nhắc lại những thách thức đến từ sự biến động phức tạp của thị trường toàn thế giới. Chúc bạn sẽ có những quyết định chính xác khi bắt đầu đầu tư cho mã cổ phiếu này.