Cổ phiếu TPB được phát hành bởi ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank), được đánh giá là một trong những mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng trong năm nay. Trong gần 20 năm làm việc ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, TPBank hiện nay đang sở hữu một đội ngũ nhân lực vô cùng chuyên nghiệp, vốn điều lệ lớn và những chính sách phát triển vượt trội. Ngoài ra, TPBank còn làm việc và hợp tác với những doanh nghiệp lớn ở trong và ngoài nước. Hãy cùng đánh giá ưu điểm và nhược điểm của cổ phiếu TPBank trong bài viết dưới đây.
Thông tin tổng quan về TPBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) được ra mắt vào ngày 05/05/2008, là ngân hàng hoạt động kinh doanh, thương mại theo mô hình cổ phần. Các sản phẩm, dịch vụ chính mà TPB cung cấp bao gồm các sản phẩm thẻ, tài khoản ngân hàng, các dịch vụ cho vay, thanh toán quốc tế, quản lý tiền gửi, ngân hàng điện tử,…

Cổ đông của ngân hàng TP Bank gồm những doanh nghiệp trong và ngoài nước có quy mô lớn như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty Cổ phần FPT, Công ty tài chính quốc tế, SBI Ven Holding Pte. Lta, Singapore.
Ở thời điểm hiện tại, ngân hàng TPBank đang sở hữu mạng lưới giao dịch gồm hơn 400 địa điểm giao dịch trên toàn quốc, trong đó có 300 tụ điểm là sử dụng hệ thống công nghệ giao dịch tự động. Số lượng khách hàng của TPBank đạt được hơn 4 triệu người dùng, chưa bao gồm các đơn vị doanh nghiệp hiện đang hợp tác cùng TPBank.
Trong suốt 20 năm ngân hàng TPBank đang sở hữu số vốn điều lệ hơn 15.800 tỷ đồng trong năm 2022, tỷ lệ P/E cơ bản là 5.32, tỷ lệ ROEA là 21.50, ROAA là 2.01. Ngoài ra, TPBank còn đang thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ đạt khoảng 22.000 tỷ đồng ở trong năm nay.
Thông tin chi tiết về mã cổ phiếu TPB

- Mã cổ phiếu: TPB
- Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh ngân hàng, hoạt động ngoại tệ, cung ứng thanh toán quốc tế, phát hành thẻ, tạo tài khoản ngân hàng,…
- Vốn điều lệ: 15.817 tỷ đồng
- Nơi niêm yết: Sàn HOSE
- Số lượng cổ phiếu phát hành: 1.858.000 cổ phiếu
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1.581.755.495 cổ phiếu
- Giá cổ phiếu: Giá sàn của ngân hàng TPBank là 21.250 VND trên một cổ phiếu
- Tình hình tài chính: Theo báo cáo của năm 2022 của ngân hàng TPBank, trong năm vừa qua, ngân hàng TPBank đã thu về khoảng 15.600 tỷ đồng, so với năm 2021 thì đã tăng 15.5%. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng TPBank đạt 7.828 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm ngoái. Đây là một con số khá tốt, chứng tỏ rằng cổ phiếu TPB vẫn đang trong đà tăng trưởng trong thời gian kế tiếp.
Ưu điểm và nhược điểm cổ phiếu TPB
Nếu bạn đang phân vân không biết có nên đầu tư cổ phiếu TPB hay không, thì hãy cùng đánh giá chi tiết ưu và nhược điểm về mã cổ phiếu này.
Ưu điểm
- Tiềm năng tăng trưởng: Theo báo cáo đánh giá của công ty Chứng khoán VNDirect, lợi nhuận của ngân hàng TPBank trong năm vừa qua đã có nhiều sự phát triển vượt bậc. Thêm vào đó, nhờ quỹ dự phòng đã được chuẩn bị sẵn từ trước, TPBank không gặp quá nhiều khó khăn trong việc trích lập quỹ dự phòng cho năm nay. Nhờ đó, trong thời gian sắp tới, TPBank sẽ có khả năng tiếp tục tăng trưởng và mở rộng quy mô của mình, kéo theo đó là giá cổ phiếu cũng sẽ tăng.
- Cổ phiếu TPB đang thay đổi tích cực: Cổ phiếu TPB đang được bình chọn là có nhiều chỉ số tốt hơn so với trung bình chỉ số căn bản của các ngân hàng thương mại tư nhân khác với tốc độ tăng trưởng một cách bình ổn và chưa có dấu hiệu đi xuống. Hiện nay, giá cổ phiếu của TPB đã tăng 112% so với năm ngoái, trong khi mức tăng trưởng bình quân của cổ phiếu ngân hàng chỉ có 75%.
- Chất lượng nhân sự tốt: Tuy là TPB ngân hàng tư nhân được thành lập khá trễ so với các ngân hàng cổ phần khác, nhưng ngân hàng TPBank lại sở hữu một đội ngũ nhân sự với hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Trong đó, ban lãnh đạo của ngân hàng TPBank đều là những người có trình độ chuyên môn cao từ bậc tiến sĩ tài chính trở lên.

Nhược điểm
- Lạm phát toàn cầu: Do tình hình chiến tranh giữa Nga – Ukraine đã khiến cho việc lạm phát trở nên lớn mạnh, khiến cho việc nhà nước phải quản lý và thắt chặt hơn trong các chính sách tiền tệ. Điều này làm cho lãi suất ngân hàng tăng nhanh, các công ty, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi đăng ký vay vốn từ ngân hàng cũng như không đủ khả năng chi trả các khoản nợ trước đó.
- Thị trường chứng khoán đang đi xuống: Do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh mới bắt đầu khôi phục lại, khiến cho thị trường trái phiếu của các doanh nghiệp diễn ra không suôn sẻ. Chính vì thế, khách hàng/nhà đầu tư cũng mất niềm tin vào thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, việc kinh doanh bất động sản đi xuống khiến cho việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước phải gặp nhiều áp lực. Một số tổ chức tín dụng cũng không có đủ khả năng chi trả cũng khiến cho thị trường ngân hàng bị đóng băng.

Cổ phiếu TPB là một mã cổ phiếu tiềm năng nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro, do đó nhà đầu tư cần phải có kiến thức, kinh nghiệm vững chắc để đưa ra quyết định hợp lý nhằm tối ưu hóa hiệu quả, đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro. Hy vọng những thông tin về cổ phiếu TPB do Millcovearea tổng hợp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư.