DCA là gì là thắc mắc của không ít người. Về cơ bản, DCA là một thuật ngữ khá quen thuộc và thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như cách áp dụng chiến lược trung bình giá hiệu quả, mọi người hãy theo dõi thông tin sau.
DCA là gì?
DCA là tên viết tắt của Dollar cost Averaging và được dịch ra tiếng Việt là chiến lược bình quân giá. Nguồn vốn sẽ được chia nhỏ, đầu tư vào những thời điểm khác nhau để giảm sự ảnh hưởng từ biến động của thị trường giao dịch so với việc đầu tư một lần với số tiền lớn.
Chiến lược trung bình giá tác động như thế nào đến đầu tư
Chiến lược này được thực hiện đơn giản, thế nhưng lại mang đến hiệu quả rất lớn. Chiến lược giúp cho nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro của thị trường lên xuống và giúp nhà đầu tư có thể đạt được nhiều lợi nhuận hơn khi thị trường bắt đầu chuyển hướng đi lên.

Sự ảnh hưởng của trung bình giá rất lớn khi đầu tư về lâu dài. Trung bình giá tạo nên sự gia tăng vượt bậc của giá trị hơn so với việc đầu tư không có chiến lược. Nhà đầu tư sẽ không phải chịu rủi ro sụt giảm lớn trong khoảng thời gian đầu tư và giá trị đầu tư vẫn được đảm bảo, không sụt giảm quá nhiều khi thị trường đảo chiều đi xuống.
Cách tính DCA trong đầu tư
Trong đầu tư tài chính, DCA được ứng dụng rộng rãi từ chứng khoán cho đến thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, cách tính DCA đầu tư như thế nào là điều không ít người thắc mắc. Đối với việc tính DCA có 3 cách tính khác nhau theo 3 trường hợp cụ thể như sau:
- Số lượng đồng coin mua mới ít hơn số lượng mua cũ:
Khi mua lần 1: 100 BTC sẽ có giá 50.000 USD.
Khi mua lần 2: 50 BTC sẽ có giá 20.000 USD.
Trung bình giá yếu = (100*50.000 + 50*20.000)/ 150 = 40.000 USD (giá hòa vốn)
- Số lượng coin mua mới bằng số lượng mua cũ:
Khi mua lần 1: 50 BTC giá 50.000 USD.
Khi mua lần 2: 50 BTC giá 20.000 USD
Trung bình giá cân bằng = (50.000 + 20.000)/2 = 35.000 USD (giá hòa vốn)
- Số lượng đồng coin mua nhiều hơn số lượng mua cũ:
Khi mua lần 1: 50 BTC giá 50.000 USD
Khi mua lần 2: 100 BTC giá 20.000 USD
Trung bình giá mạnh = (50*50.000 + 100*20.000)/ 150= 30.000 USD (giá hòa vốn)
Ưu – Nhược điểm của chiến lược trung bình giá
Ưu điểm
Sử dụng DCA giảm nguy cơ đầu tư cảm tính
Khi áp dụng chiến lược DCA, nhà đầu tư sẽ giảm các tác động từ FOMO, giúp nhà đầu tư xây dựng nên kế hoạch đầu tư rõ ràng hơn và sẽ kiểm soát tốt với số tiền đầu tư của mình.
Không đặt nặng vấn đề đúng thời gian, đúng mã cụ thể
Khi áp dụng chiến thuật DCA, nhà đầu tư sẽ không mất thời gian để vào lệnh hoặc chốt lệnh. Vốn của nhà đầu tư sẽ được dàn trải đều trong suốt quá trình đầu tư nên không cần dựa vào thời gian.

Tiết kiệm chi phí đầu tư
Nhà đầu tư không cần số vốn quá lớn mà chỉ cần một số tiền nhỏ là có thể áp dụng được DCA. Phần vốn được tích lũy sẽ tiết kiệm cho chi phí đầu tư và ít rủi ro hơn.
Tiết kiệm thời gian đầu tư
Nhà đầu tư sẽ không cần phải theo dõi biến động giá mỗi ngày. Theo chiến thuật này, nhà đầu tư sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc đầu tư của mình.
Rút ngắn thời gian hòa vốn
DCA càng thấp thì điểm hòa vốn càng gần. So với việc đầu tư toàn bộ thì điểm hòa vốn sẽ thấp hơn. Hơn nữa, với DCA hòa vốn càng nhanh sẽ có khả năng sinh lời cao.
Nhược điểm
Không chỉ có ưu điểm mà DCA còn có một số nhược điểm. Đầu tiên là chi phí sẽ bị phát sinh khi có nhiều giao dịch và càng nhiều giao dịch thì chi phí này sẽ càng cao. Bên cạnh đó, giá trị lợi nhuận sẽ thấp hơn so với việc đầu tư toàn bộ vào mã tốt có tiềm năng phát triển. Nếu đầu tư DCA vào mà rác sẽ có nguy cơ mất trắng toàn bộ.
Hướng dẫn áp dụng chiến lược DCA hiệu quả
Để giúp cho việc áp dụng chiến thuật DCA mang lại hiệu quả cao thì các nhà đầu tư hãy thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định mwucs thua lỗ cao nhất chấp nhận được để chuẩn bị tâm lý khi không đi đúng kế hoạch và cần đảm bảo mức thua lỗ không vượt quá 5 – 10%.
- Bước 2: Tính tổng khối lượng lệnh đặt phải phù hợp với số vốn.
- Bước 3: Lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn sao cho phù hợp.
- Bước 4: Xác định và lên kế hoạch cụ thể thời điểm chốt lời, cắt lỗ hoặc vào lệnh.
- Bước 5: Chọn thời điểm thích hợp để DCA phù hợp.
Lưu ý khi sử dụng chiến lược DCA trong đầu tư
Trong đầu tư, khi áp dụng chiến lược DCA thì mọi người cần lưu ý một số điều như sau:
- Nhà đầu tư nên tìm và lập danh sách đầu tư phù hợp.
- Áp dụng trung bình giá DCA để dễ theo dõi biến động khi có kế hoạch mua thêm.
- Không dùng DCA khi thị trường giảm dài hạn.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi DCA là gì và những thông tin quan trọng về chiến lược này. Hy vọng bạn sẽ có được nhiều thông tin bổ ích trước khi tham gia đầu tư.