Founder chính là người nắm trong tay vận mệnh của một công ty từ những ngày đầu khởi nghiệp. Họ đưa ra các quyết định trong quá trình vận hành và thực hiện ý tưởng kinh doanh. Tuy vậy nhiều người vẫn thắc mắc Founder, Co-Founder là gì? Và giữa họ có những điểm gì khác nhau. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Founder, Co-Founder là gì
Founder là gì?
Trong tiếng Anh, Founder nghĩa là người sáng lập. Đây là người thiết lập hay xây dựng một điều gì đó. Trong kinh doanh, nó có nghĩa là người sáng lập công ty, khi công ty thành lập, Founder trở thành doanh nhân.
Founder là chủ doanh nghiệp, công ty tư nhân cũng là người chịu rủi ro thành lập công ty. Họ là người đóng góp tích cực ở việc biến ý tưởng thành hiện thực, tìm kiếm những nguồn đầu tư từ đó thành lập công ty và đưa nó hoạt động.

Founder chính là người nắm rõ nhất về công ty. Họ sở hữu niềm tin mãnh liệt vào ý tưởng của mình. Họ luôn kiên trì và bền bỉ vượt qua những khó khăn lúc khởi nghiệp. Họ là người dẫn dắt tổ chức, trực tiếp chọn những vị trí quan trọng trong công ty, kêu gọi vốn đồng thời xử lý phần lớn mọi vấn đề lớn nhỏ.
Co-founder là gì?
Co-founder là cụm từ dùng để chỉ một hay nhiều người trong nhóm những người sáng lập.
Co-founder được nhắc đến nhiều liên quan đến khởi nghiệp và kinh doanh. Họ chính là những người bị thu hút bởi những ý tưởng của startup. Họ hỗ trợ rất nhiều cho Founder trong việc hiện thực những ý tưởng và vận hành doanh nghiệp.
Phân biệt giữa Founder và Co-Founder
- Về mặt khái niệm, Founder là người hình thành ý tưởng đồng thời là người xây dựng doanh nghiệp. Trong khi, Co-founder là những người đồng sáng lập. Họ không là người nghĩ ra ý tưởng quan trọng, họ là người dùng khả năng của mình để hỗ trợ những Founder.

- Founder chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vận hành doanh nghiệp. Họ là người đưa ra quyết định ý tưởng nào khả thi và cách nào để hiện thực được ý tưởng đó. Họ chọn sản phẩm hay dịch vụ nào mà doanh nghiệp cần tập trung và đẩy mạnh. Đặc biệt hơn họ sẽ là người đưa ra mô hình kinh doanh cho công ty, đồng thời chịu trách nhiệm đứng ra kêu gọi đầu tư cho doanh nghiệp.
- Founder nắm quyền quyết định thì Co-Founder lại là người tham mưu và đề xuất ý kiến. Họ dùng tất cả chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng của mình để đưa ra kế hoạch phát triển phù hợp và có lợi cho doanh nghiệp.
- Việc nhiều người cùng tham gia tham mưu để đưa ra quyết định giúp doanh nghiệp hạn chế những sai lầm và rủi ro. Bên cạnh đó, tùy theo những thỏa thuận của các nhà đồng sáng lập, Co-founder cũng có thể được góp vốn của mình vào hoạt động doanh nghiệp. Khi đó, đương nhiên họ sẽ được chia lợi nhuận nếu công ty tạo ra được doanh thu và làm ăn có lãi.
Bài viết trên nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức thú vị về Founder, Co-Founder là gì và làm sao để phân biệt được 2 từ này. Hy vọng bạn đọc có những giây phút thư giãn và cập nhật thêm kiến thức cho bản thân.