Giám sát xây dựng thường được dân trong nghề hiểu là giám sát công trình hay giám sát thi công. Vậy bản chất của nó như thế nào? Nó có vai trò như thế nào đến kết quả thi công công trình. Hãy cùng tìm hiểu kỹ về trong bài viết này để hiểu giám sát xây dựng là gì nhé!
Giám sát xây dựng là gì?
Giám sát xây dựng được hiểu là hoạt động giám sát về khối lượng cũng như chất lượng, tiến độ và các hoạt động liên quan trong quá trình thi công công trình đó. Trong đó người thực hiện hoạt động giám sát xây dựng phải được cấp chứng chỉ hành nghề phù hợp với từng hạng mục xây dựng theo quy định của pháp luật.
Tất cả các công trình xây dựng bắt buộc phải có giám sát xây dựng, đối với nhà ở riêng lẻ thì không cần thiết nhưng vẫn được khuyến khích là nên có giám sát với những loại công trình này.
Pháp luật đã đưa ra một số yêu cầu để đảm bảo hoạt động giám sát xây dựng có hiệu quả như: thực hiện đúng với thiết kế xây dựng đã phê duyệt, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quản lý, sử dụng vật liệu…

Bản chất của giám sát thi công của công trình xây dựng
Chủ đầu tư sẽ thực hiện giám sát thi công công trình xây dựng và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về nội dung giám sát. Bên cạnh đó việc giám sát thi công của chủ đầu tư sẽ có những trường hợp rộng hơn và có thể thuê tổ chức giám sát một số công đoạn trong các nội dung luật định.
Giám sát thi công công trình xây dựng có nội dung được quy định tại Khoản 1, Điều 19, Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Trong đó có một số nội dung chính được sơ lược như sau:
Nhà thầu thi công xây dựng sẽ được kiểm tra xem có phù hợp năng lực so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng không. Trong đó sẽ bao gồm: thiết bị thi công, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu…..
Với các thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt của nhà thầu cũng được kiểm tra. Sau đó được xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này. Kiểm tra và chấp thuận cấu kiện, vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình; sản phẩm xây dựng;

Kiểm tra, đôn đốc thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường của nhà thầu hoặc các đơn vị khác theo yêu cầu của thiết kế và tiến độ thi công của công trình xây dựng;
Thực hiện giám sát các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng bao gồm các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận. Chủ đầu tư sẽ được đề nghị điều chỉnh thiết kế khi có hiện sai sót hoặc những chi tiết bất hợp lý.
Nhà thầu sẽ được yêu cầu tạm dừng thi công khi chất lượng thi công không đảm kỹ thuật, an toàn hoặc vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động. Kiểm tra, đánh giá vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
Tổ chức kiểm định chất lượng, đối chứng các bộ phận công trình, hạng mục công trình. Thực hiện nghiệm thu theo quy định đồng thời sẽ kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
Thực hiện tốt các nội dung khác theo quy định của hợp đồng đã được ký kết nhằm giúp cho các bên thực hiện đầy đủ các quyền và hoàn thiện các nội dung về giám sát thi công.
Hy vọng với bài viết này mọi người sẽ hiểu hơn về giám sát xây dựng là gì và chọn được cho mình một đơn vị giám sát phù hợp. Chúc mọi người thành công!