Mô hình nhà thông minh hay Smarthome không còn là khái niệm quá xa lạ hiện nay. Mô hình nhà thông minh đang được áp dụng và sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển. Hiện nay, tại các thành phố lớn của Việt Nam đang được rất nhiều người ưa chuộng mô hình này. Vậy để tìm hiểu chi tiết hơn, hãy cùng đội ngũ Millcovearea xem ngay thông tin sau.
Khái niệm của mô hình nhà thông minh

Mô hình nhà thông minh là ngôi nhà sử dụng công nghệ tự động hóa và kiểm soát những hoạt động ra vào của ngôi nhà. Với khả năng điều khiển từ xa hay kết nối wifi, người dùng có thể dễ dàng theo dõi và quản lý ngôi nhà của mình. Bạn có thể sử dụng điện thoại thông minh hoặc những thiết bị trợ lý ảo hỗ trợ trong việc điều khiển tự động hóa.
Trong Smarthome, các thiết bị được tự động hóa và điều khiển theo trình tự. Mỗi thiết bị đều được kết nối mạng, cho phép người dùng điều khiển từ vị trí xa. Chắc chắn gia đình bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu khi được ở trong chính ngôi nhà của mình.
Mô hình nhà thông minh bao gồm thiết bị thông minh nào?

Đối với smarthome sẽ có những thiết bị cơ bản lắp đặt bao gồm:
- Bộ điều khiển trung tâm: Giúp điều khiển thiết bị điện bằng smartphone và giọng nói.
- Công tắc: Điều khiển anh sáng, bình nóng lạnh, công tác khác phụ thuộc vào số lượng các thiết bị điện và sơ đồ vị trí công tắc.
- Cảm biến: Cảm biết chuyển động giúp người dùng bật/tắt đèn khi có người tới khu vực chỉ định hay cảnh báo khi có trộm đột nhập.
- Điều khiển: Rèm điều khiển tự động qua điện thoại thông minh hoặc điều khiển.
- Điều khiển cửa, cổng tự động: Công tác cổng/cửa cuốn giúp người dùng điều khiển và theo dõi qua thiết bị thông qua smartphone.
- Điều khiển tưới sân vườn tự động: Bạn chỉ cần một công tác thông minh là có thể hẹn giờ, bật/tắt hệ thống tưới sân vườn nhà mình.
- Điều khiển ti vi, điều hòa: Người dùng sử dụng thiết bị cảm biến hồng ngoại để điều khiển.
- Điều khiển bằng giọng nói: Cần có trợ lý ảo. Chẳng hạn như Alexa, Google,…
Top những mô hình nhà thông minh phổ biến nhất
Sau đây là những smarthome phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:
Mô hình nhà thông minh chung cư 2 ngủ

Các thiết bị điện cần sử dụng để thiết kế điện nhà thông minh 2 phòng ngủ gồm có:
- 1 bộ điều khiển trung tâm.
- 2 phòng ngủ: Dùng 4 công tắc cảm ứng loại 2 tới 3 nút dùng điều khiển thiết bị chiếu sáng. 2 IR điều khiển điều hòa, ti vi.
- 1 phòng khách và phòng bếp: Dùng 3 công tắc cảm ứng điều khiển thiết bị chiếu sáng, rèm cửa. 1 cảm biến cửa, bật/tắt đèn, đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. 1 IR điều khiển điều hòa, ti vi.
- 2 phòng tắm: Gồm 2 công tắc công suất cao sử dụng hẹn giờ, bật/tắt bình nóng lạnh, 2 cảm biến chuyển động dùng tự động bật/tắt đèn khi có chuyển động.
Mô hình nhà phố 3 tầng thông minh

Để thiết kế mô hình như vậy cần thay thế các thiết bị sau:
- 1 bộ điều khiển trung tâm.
- 2 phòng ngủ: Gồm 4 công tác cảm ứng loại 2 ới 3 nút điều khiển. 2 IR điều khiển điều hòa, ti vi.
- 2 phòng khách: Sử dụng 4 tới 5 công tắc cảm ứng điều khiển các thiết bị chiếu sáng, rèm cửa. 1 cảm biến cửa, bật/tắt đèn, đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. 2 IR điều khiển điều hòa, ti vi.
- 1 phòng bếp: Sử dụng 1 tới 2 công tắc cảm ứng.
- 2 phòng tắm: Sử dụng 2 công tắc công suất cao sử dụng hẹn giờ, bật/tắt bình nóng lạnh. 2 cảm biến tự động bật/tắt đèn khi có chuyển động.
- 1 bộ cổng, cửa cuốn.
Mô hình biệt thự thông minh 3 tầng

Khi thiết kế căn biệt thự thông minh 3 tầng với diện tích khoảng 150m2 thì số lượng phòng sẽ tăng lên. Do đó, bạn cần tăng thiết bị điện thông minh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thêm hệ thống an ninh đa lớp giúp bảo vệ toàn bộ khu vực trong biệt thự cũng như thêm giải pháp tưới sân vườn giúp đỡ trong việc chăm sóc cây xanh trong biệt thự.
Smarthome 2 tầng

Mô hình này được xây dựng trên công nghệ tiên tiến cùng với sự tích hợp công nghệ Zigbee. Khi lắp đặt ngôi nhà bạn có thể điều khiển bằng giọng nói cho các thiết bị thông minh như cổng, đèn, cảm biến, rèm cửa hay điều hòa… Ngôi nhà thông minh 2 tầng sẽ giúp tạo một môi trường sống an toàn, tiện nghi và tiết kiệm chi phí cho ngôi nhà của bạn.
Nhà phố 1 tầng thông minh

Nhà phố thông minh với thiết kế 1 tầng theo phong cách độc đáo, tạo nên diện mạo mới mẻ. Đây là mẫu thiết kế phù hợp với gia đình mới hoặc những người độc thân. Với kiến trúc thông minh được tối ưu hóa, tận dụng tối đa diện tích nhỏ của ngôi nhà nhưng vẫn mang tới tính thẩm mỹ và tiện ích. Những điều này sẽ giúp ngôi nhà trở nên đặc biệt và khác biệt so với các mẫu nhà truyền thống khác. Đối với ngôi nhà này, bạn có thể dùng các giải pháp như: Chiếu sáng thông minh, cổng thông minh, rèm thông minh, điều hòa, bình nóng lạnh thông minh.
Mô hình nhà thông minh 1 phòng ngủ

Đối với mô hình này sẽ áp dụng công nghệ thông minh để nâng cao tiện ích và sự thoải mái trong không gian phòng ngủ. Sau đây là một số giải pháp:
- Hệ thống chiếu sáng thông minh: Dùng đèn Led để điều khiển từ xa.
- Hệ thống âm thanh thông minh: Kết nối hệ thống loa không dây để thưởng thức âm nhạc và giải trí.
- Điều khiển thiết bị từ xa: Dùng để điều khiển quạt, điều hòa không khí và thiết bị khác từ xa mà không cần di chuyển ra khỏi giường.
- Cảm biến thông minh: Điều khiển đèn hoặc thiết bị tự động kích hoạt khi có người trong phòng.
- Hệ thống an ninh thông minh: Lắp đặt camera giám sát và cảm biến an ninh để bảo vệ an toàn cho phòng ngủ của bạn.
- Tự động hóa rèm cửa: Điều khiển rèm cửa, tạo không gian riêng tư và điều chỉnh ánh sáng tự nhiên.
- Màn hình thông minh: Kết nối TV hoặc màn hình thông minh để truy cập internet, xem phim,…
Một số hình ảnh nhà thông minh đẹp




Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về mô hình nhà thông minh mà đội ngũ Millcovearea gửi tới bạn. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có được sự lựa chọn cho mình khi đầu tư vào smarthome nhé. Millcovearea xin cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết này. Bên cạnh đó, bạn đọc đừng quên truy cập website Millcovearea mỗi ngày để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác.