SCB hiện là ngân hàng tư nhân lớn nhất tại Việt Nam, chỉ đứng sau bốn ngân hàng thương mại nhà nước là AgriBank, VietcomBank, VietinBank và BIDV. Tuy nhiên, gần đây có rất nhiều thông tin lùm xùm liên quan về ngân hàng SCB khiến người dân hoang mang, lo lắng. Ngân hàng SCB là ngân hàng gì? Hay cùng millcovearea.org tìm hiểu về những thông tin này có đúng sự thật không nhé.
SCB là ngân hàng gì?
Ngân hàng SCB được thành lập 26/12/2011, dựa trên cơ sở tự nguyện hợp nhất 3 ngân hàng là: Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank); Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Ngày 01/01/2012 ngân hàng SCB chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ hơn 15 nghìn tỉ đồng. Khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép số 238/GP-NHNN cho phép hoạt động. Và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi có các giao dịch tại ngân hàng này.

Những điều mà bạn cần biết về ngân hàng SCB
Quy mô của ngân hàng SCB
Hiện SCB là ngân hàng tư nhân lớn nhất tại Việt Nam chỉ đứng sau AgriBank, VietcomBank, VietinBank và BIDV. Tính đến quý 2/2022 tổng tài sản của SCB lên đến 762.000 tỉ đồng.
Hiện trụ sở chính của ngân hàng SCB nằm tại 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP. HCM. Sau hơn 10 năm phát triển, ước tính đến hiện tại SCB đã có 239 điểm giao dịch trên toàn quốc, và đội ngũ nhân sự hơn 6.000 người.

Định hướng phát triển của SCB
Với tiềm lực tài chính vững mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Cùng sản phẩm đa dạng, hỗ trợ khách hàng tận tình, chuyên nghiệp chính là nhân tố để SCB phát triển mạnh mẽ.
Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo của ngân hàng SCB, thì ngân hàng đang định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ – đa năng – hiện đại hàng đầu Việt Nam. Tại đây, SCB không chỉ cung cấp các giải pháp tài chính đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, mà còn mang đến cho đối tác, khách hàng, cổ đông những giá trị thiết thực. Đặc biệt, luôn xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp, môi trường làm việc tốt nhất và chế độ phúc lợi dành cho nhân viên.

SCB và vụ bắt và Trương Mỹ Lan là như thế nào?
Vào ngày 8/10 vừa qua khi và Trương Mỹ Lan – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc này liên quan đến hoạt động mua bán trái phiếu, của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông. Một công ty được cho là cổ đông thành viên của ngân hàng SCB.
Ngoài bà Trương Mỹ Lan, thì còn rất nhiều người bị bắt và buộc tội khác như: Bà Trương Huệ Vân, là Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Ông Hồ Bửu Phương giữ vị trí, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Chứng khoán Tân Việt. Đồng thời là nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bà Nguyễn Phương Hồng là trợ lý của Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ngay khi có thông tin ngân hàng SCB đã ra thông cáo báo chí cho biết. Công ty An Đông, không phải cổ đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông. Đồng thời, bà Trương Mỹ Lan cũng không đảm nhiệm vị trí quản lý, điều hành của ngân hàng SCB. Nên tất cả những thông tin này không gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, nên khách hàng có thể yên tâm phần nào.

Có nên rút tiền trước hạn tại SCB không?
Ngay vụ việc bà Trương Mỹ Lan bị bắt, mặc dù ngân hàng SCB đã ra thông báo đính chính lại. Nhưng người dân vẫn ồ ạt rút tiền hàng loạt khiến ngân hàng không đủ tiền mặt để rút. Đồng thời, khiến cho một lượng lớn người dân gửi tiền tại ngân hàng SCB hoang mang, lo lắng.
Để ổn định tâm lý và đảm bảo quyền lợi cho người dân. Phó thống đốc Đào Minh Tú của Ngân hàng Nhà nước đã đứng ra đảm bảo cho các hoạt động của ngân hàng SCB. Để người dân không mất quyền lợi khi rút tiền trước hạn và số tiền của họ vẫn được đảm bảo.
Sau hơn 2 tháng xảy ra sự việc người dân rút tiền hàng loạt tại ngân hàng SCB. Hiện tình hình hoạt động của ngân hàng SCB đang dần ổn định, khách hàng đến giao dịch nhiều hơn, tiền gửi cũng tăng trở lại.
Lãi suất cho vay và gửi tiền tại SCB cũng đang được thay đổi đáng kể để thu hút khách hàng trong thời gian này. Những diễn biến tích cực này đã đánh tan tâm lý lo ngại của của người dân trước những thông tin bất lợi về ngân hàng SCB.
Hy vọng với những thông tin về ngân hàng SCB là ngân hàng gì. Cùng với những đính chính về thông tin bất lợi của ngân hàng SCB trong thời gian qua sẽ giúp khách hàng có cái nhìn khách quan hơn. Để đảm đảm lợi ích và dòng tiền gửi tiết kiệm của mình tại SCB bạn nên theo dõi thường xuyên thông tin của ngân hàng này nhé.