Shophouse là một thuật ngữ khá xa lạ với chúng ta nhưng khá hot trong ngành bất động sản. Vậy hãy cùng millcovearea.org đi tìm hiểu Shophouse là gì và những nhóm khách hàng nên đầu tư vào loại hình này.
Shophouse là gì?
Khái niệm Shophouse không có trong bất kỳ văn bản pháp luật nào của Việt Nam. Mà thay vào đó, chúng thường được biết đến là nhà ở thương mại. Khái niệm này bắt nguồn từ nước ngoài khi nhà ở và nơi kinh doanh được tách rõ và cần giấy phép rất phức tạp. Theo tên tiếng Anh, thì Shophouse có thể hiểu là sự kết hợp của nhà ở và cửa hàng.

Trên thực tế, Shophouse đã xuất hiện từ khá lâu tại Việt Nam, có thể thấy hầu hết các nhà mặt tiền đều là căn Shophouse. Tuy nhiên, khái niệm này thường bị hiểu nhầm là căn hộ nền trong chung cư hoặc nhà phố vài tầng trên mặt đường lớn. Chính xác ra, Shophouse chính là những ngôi nhà được kết hợp kinh doanh, cụ thể chia thành hai kiểu sau.
Shophouse nhà phố thấp tầng
Shophouse nhà phố thấp tầng là những căn nhà mặt tiền đường lớn, thường được chủ nhà tận dụng để kinh doanh, cho thuê mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư đưa khái niệm này vào các sản phẩm nhà đất nhằm tô vẽ và đẩy giá bán. Trong khi đó, Shophouse không hề được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào.

Shophouse chân đế chung cư
Shophouse chân đế chung cư là những căn nhà nằm bên dưới tòa chung cư. Các căn này thường được tận dụng để kinh doanh, làm văn phòng, dịch vụ, cho thuê mặt bằng… Trong các văn bản pháp luật thì những kiểu nhà này được hiểu là nhà ở kết hợp kinh doanh thương mại. Theo đó, các Shophouse chân đế chung cư sẽ có thời hạn không quá 50 năm. Theo quy định của pháp luật tại Điều 126 Luật đất đai và Điều 43 Luật đầu tư.
Hơn nữa, Shophouse chân đế chung cư chỉ được phép sử dụng vào mục đích kinh doanh mà chưa được công nhận thành nhà ở. Vậy nên bạn chưa thể đăng ký tạm trú hay hộ khẩu tại địa chỉ theo shophouse này. Những căn Shophouse được giới thiệu có thể sở hữu vĩnh viễn thì không thể đăng ký kinh doanh.

Shophouse chỉ được sở hữu 50 năm?
Vậy cũng giống như nhà đất, tại sao Shophouse lại chỉ có thời hạn 50 năm? Theo tìm hiểu của millcovearea.org, điều này xuất phát từ việc tránh phân biệt đối xử. Cụ thể là giữa đơn vị nước ngoài khi kinh doanh tại Việt Nam. Theo đó, cá nhân hay tổ chức nước ngoài chỉ được mua nhà trong dự án đầu tư Shophouse với thời hạn không quá 50 năm. Điều này đã được pháp luật quy định rõ trong điều 43 Luật đầu tư và khoản 3 Điều 126 Luật đất đai.
Hết thời hạn 50 năm Shophouse sẽ thuộc về ai?
Shophouse chỉ có thời hạn 50 năm, vậy hết hạn thì căn hộ này sẽ thuộc về ai? Theo quy định của pháp luật thì khi hết thời hạn, shophouse sẽ thuộc về người chủ sở hữu đầu tiên. Tính bắt đầu từ khi dự án được cấp phép. Nghĩa là tài sản này sẽ thuộc về nhà nước hoặc chủ đầu tư đối.

Có nên đầu tư Shophouse chân đế chung cư?
Một câu hỏi khá nhiều bạn thắc mắc là có nên đầu tư Shophouse chung cư? Để trả lời câu hỏi này trước hết bạn cần tính toán số vốn đầu tư và mức lợi nhuận muốn thu về. Hiện nay, Shophouse thường được bán với giá theo mét vuông và cao hơn nhiều so với căn hộ thông thường. Muốn kinh doanh tốt với Shophouse, bạn cần phải có số lượng khách hàng đảm bảo. Chính là mật độ dân cư nội khu ít nhất khoảng 1000 đến 1500 người để đảm bảo kinh doanh.
Ngoài ra, bạn cần chú ý đến các thiết bị được bàn giao khi sở hữu Shophouse như hệ thống ánh sáng, thiết bị vệ sinh… Shophouse có lợi thế nhờ vị trí khu vực thuận tiện và sầm uất với lượng khách hàng cả nội khu và ngoại khu. Vì thế, nếu muốn đầu tư Shophouse chân đế chung cư để kinh doanh thì hợp lý hơn để ở.

8 nhóm khách hàng nên đầu tư Shophouse
Theo đó, millcovearea.org khuyến nghị 8 nhóm khách hàng sau nên đầu tư vào Shophouse:
- Người có vốn và lớn tuổi đang tìm kiếm nơi đầu tư lâu dài và hiệu quả, có dòng tiền thu ổn định.
- Nhà đầu tư muốn an toàn, tránh mất trắng ngoài các loại đầu tư thông thường như chứng khoán, tiền ảo, vàng, gửi ngân hàng…
- Gia đình hoặc cá nhân muốn có nhà mặt tiền hoặc cho thuê với mức giá cao.
- Thế hệ đi trước như cha mẹ, ông bà muốn để khoản đầu tư cho con cháu khi lớn lên.
- Các nhà đầu tư chuyên về bất động sản dòng tiền.
- Cá nhân hay tổ chức cần tìm mặt bằng để kinh doanh các dịch vụ như nhà hàng, cà phê, spa, thẩm mỹ…
- Cá nhân hay tổ chức muốn vừa kinh doanh vừa làm chỗ định cư.
- Những khách hàng thích sống tại nơi phát triển, sầm uất nhưng không muốn ở chung cư, nơi cao tầng.

Qua bài viết trên, millcovearea.org đã giải đáp giúp bạn toàn bộ thắc mắc Shophouse là gì và những ai nên đầu tư loại hình này. Hy vọng bạn đã có được thông tin hữu ích cần thiết và đưa ra quyết định đúng đắn. Đừng quên chia sẻ kiến thức đến người thân và nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo của millcovearea.org.